Luân hồi Samsàra Là sự sống chết nối tiếp nơi một chúng sinh Như chúng ta biết, dòng nhân quả diễn tiến một cách tương tục mà không bị hạn cuộc trong đời sống hiện tại Do đó khi nào còn lòng tham sống và còn gây nghiệp karma thì lúc đó chúng ta sau
Thế nào là luân hồi?

Luân hồi (Samsàra): Là sự sống chết nối tiếp nơi một chúng sinh. Như chúng ta biết, dòng nhân quả diễn tiến một cách tương tục mà không bị hạn cuộc trong đời sống hiện tại. Do đó khi nào còn lòng tham sống và còn gây nghiệp (karma) thì lúc đó chúng ta sau khi chết vẫn còn sinh trở lại và nhận lấy quả báo.
Nói cách khác, sau khi thân xác này ngừng hoạt động, dòng sống vẫn còn tiếp diễn, mặc dù hình thái của sự sống ở giai đoạn sau không phải là hình thái của sự sống ở giai đoạn trước. Cần lưu ý dòng sống này luôn chuyển biến chứ không phải là một linh hồn bất tử (âme éternelle) đi từ đời này qua đời khác như một lữ khách đi từ quán trọ này đến quán trọ kia.

Sự tái sinh (renaissance): Theo đạo Phật, không có nghĩa là sự nhập xác (rénacarnation) hay là sự nhất tính sinh trở lại thế giới loài người này với “cái linh hồn xưa cũ không thay đổi”. Do nghiệp lực ác hay lành (sức mạnh của hành động có cố ý) mà sau khi thân xác này chết, một hình thái khác cao hơn loài người như các loài trời (deva) hoặc thấp hơn loài người như cầm thú, ma quỷ và các loài cực khổ sẽ hiện thành.

Như vậy dòng suối, cứ tiếp diễn trong trạng thái đổi thay như dòng nước chảy xiết. Chúng sinh sau thừa hưởng gia tài tốt hay xấu của chúng sinh trước. Hai hình thái sống của hai giai đoạn thời gian và hai hoàn cảnh “không giống nhau nhưng cũng không khác nhau”.

Không có vấn đề con người trở thành trời hoặc thú, mà chính hành động của thân, miệng, ý (nghiệp) mang tính chất trời hay thú. Không những trong tương lai mà ngay cả hiện tại, chúng ta có thể trở thành thế này hay thế khác tùy theo hành động (nghiệp) của chúng ta.

Giáo lý luân hồi là câu trả lời duy nhất hợp lý cho câu hỏi “Sau khi chết còn hay mất”, chứ không phải là câu trả lời “sau khi chết người ta sẽ sinh vào thiên đàng hay địa ngục và sống ở đó đời đời kiếp kiếp” hay câu trả lời “không còn gì nữa sau khi chết”.

Không có nghiệp thì không tái sinh ví như trường hợp của các vị A la hán và Phật. Đức Phật và A la hán là các bậc giải thoát: Không có những hành động vì “ta”, không tạo nhân sống chết cho nên không còn sống chết. Giải thoát ra khỏi luân hồi là điều rất khó. 
 
Cho nên đối với chúng sinh chưa đủ sức giải thoát, Đức Phật dạy cho họ những phương pháp tu dưỡng để khỏi sa đọa sinh vào những cảnh giới xấu, khổ như súc sinh, ngạ quỷ và loài cực khổ và để sanh vào thế giới an lành như cảnh giới các trời hay ít nhất là để được sanh lại trong thế giới loài người, những nơi mà điều kiện sinh sống tương đối an vui và có thể giúp họ tiếp tục tiến bộ trên đường giác ngộ.

Thích Thiện Châu 

Về Menu

thế nào là luân hồi? the nao la luan hoi tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Kháng lich 12 minh asvaghosha 萬分感謝師父 阿彌陀佛 nhung loi ich cua thien dinh MÃƒÆ ha tinh dai le vu lan bao hieu chua nhieu long Vấn vương sắc đỏ ngô đồng và lễ hằng thuận và công tác hoằng pháp Phơ chay Tiểu sử Hòa thượng Kesaravinayo Maha vÃƒÆ Tưởng niệm Đức Đệ nhất Pháp chủ cha hoc phat ta moi du tin yeu Về chùa tử chùa đục chua linh phong ăn trong chánh niệm Húy kỵ lần thứ 31 cố Đại lão Bàn chua go co nhat nhat ban Tinh tế trà sen Hà Nội Nhà nikaya 禮佛大懺悔文 luoc y dot den cung phat trong nghi thuc nhien Đất v獺 chua global vipassana ky quan kien truc the ky xxi moi lien he giua thay va tro trong nep song thien Chả bắp giòn giòn ngon ngon giua chú tâm thiện xảo và tỉnh giác rộng muoi hanh nguyen lon cua bo tat pho hien che ngu hon tram va ngu guc an chay duoi goc nhin phat giao tieu tot cung cua phat phap la an lac 12 lời khuyên về cuộc sống từ thiền SẠc Bánh cộ Trang nghiêm tưởng niệm Tổ sư Minh Hải lá ƒ cÃ Æ n Ngài Kyabjé Taklung Tsetrul Rinpoche viên Đi tìm gốc tích vua Lý Thái Tổ Kỳ 2